Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chính vì thế mà nền độ ẩm thường cao hơn mức trung bình, nhất là vào mùa mưa. Đây cũng là điều kiện khiến nấm mốc phát sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đồ dùng, tường nhà,… Để ngăn ngừa tình trạng nấm mốc cho những bức tường, người ta thường sử dụng dòng sơn nội thất chống mốc. Tuy vậy, hiệu quả đem lại có tốt hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố như chất lượng của sơn, quy trình thi công, thời điểm thi công công trình,… Trong bài viết này, Jison sẽ chia sẻ kỹ hơn về sơn chống mốc và lưu ý để sử dụng sơn chống mốc hiệu quả. Cùng theo dõi nhé.

Tại sao nên sơn nội thất chống nấm mốc?

Vì sao xuất hiện nấm mốc

Thường thì có 4 nguyên nhân gây xuất hiện ẩm mốc trên tường nhà bạn, đó là:

  • Bản chất của hồ vữa xi măng xốp, mền nên hấp thụ nước và lan theo mạch lên trên. Nó làm ẩm mốc cho tường khoảng 50cm-1m. Khi đó thì lớp vữa này càng cũ thì độ thấm nước càng mạnh hơn.
  • Trong quá trình xây dựng nhà cửa, những người thợ thi công khi chát vữa lên từng viên gạch. Lượng vữa không được phủ một cách đồng đều. Vì vậy, nó đã tạo nên những lỗ hổng, gây ẩm mốc cho tường nhà của bạn.
  • Gia chủ không chọn thi công sơn chống ẩm mốc cho tường nhà, ngay trước khi hoàn thiện công trình.
  • Do thời tiết nồm, độ ẩm cao, mưa thường xuyên nên dẫn đến ẩm mốc.
Tại sao nên sơn nội thất chống nấm mốc?

Sử dụng sơn chống nấm mốc

Thời tiết nắng mưa thất thường cùng độ ẩm cao tại Việt Nam khiến nấm mốc dễ xuất hiện. Với những bức tường được thi công chống thấm không tốt, cho dù rong nhà, không chịu tác động trực tiếp bởi mưa gió thì cũng sẽ dễ dàng bị hư hỏng, loang ố bởi những vết nấm mốc.

Xét về thẩm mỹ, nấm mốc khiến ngôi nhà trở nên xấu xí, cũ kỹ hơn rất nhiều. Không những thế, chúng còn làm cho lớp sơn tường nhanh bị bong tróc, mất màu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Vì thế, sử dụng các sản phẩm sơn có công dụng chống mốc là một trong những giải pháp tối ưu nhất cho các công trình tường nhà.

Quy trình sơn nội thất chống nấm mốc

Để sơn chống mốc cho ngôi nhà phát huy được tối đa công dụng thì quy trình thi công sơn cần đảm bảo đúng kỹ thuật xây dựng. Sau đây là các bước thực hiện sơn tường chống mốc đúng cách chung tôi gợi ý cho bạn:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất còn dính trên bề mặt tường nhà. Với tường cũ, bạn cần cạo bỏ lớp sơn vữa bị bong tróc, đồng thời sử dụng chất tẩy rửa để diệt hết nấm mốc có trên tường.
  • Bước 2: Xử các hết vết nứt, các lỗ hổng trên tường nếu có.
  • Bước 3: Đảm bảo độ ẩm trên tường dưới 16%. Với công trình mới xây, nên để bề mặt tường nhà được khô từ 21- 28 ngày trong điều kiện bình thường.
  • Bước 4: Sơn bả, sơn lót cho bề mặt.
  • Bước 5: Sơn chống thấm chống kiềm.
  • Bước 6: Sơn phủ 1-2 lớp sơn chống mốc tường.

Lưu ý khi sử dụng sơn nội thất chống nấm mốc

Sơn chống mốc có công dụng chống được nấm mốc cho tường nhà. Tuy vậy, để nấm mốc không xuất hiện trong nhà thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Sự phù hợp của các lớp sơn lót và lớp sơn chống thấm (nên chọn sơn lót và sơn phủ cùng hãng để bổ trợ cho nhau được tốt nhất).
  • Thợ sơn cần thực hiện đúng quy trình, đặc biệt là khâu xử lý bề mặt sơn rất quan trọng.
  • Nên sơn vào những ngày khô ráo, độ ẩm thấp, nhiệt độ cao và tránh thi công khi bề mặt tường đang bị ướt. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chống nấm và thẩm mỹ của lớp sơn.
  • Chất lượng của sơn tốt mới đảm bảo được công dụng chống nấm mốc được lâu bền. Vì thế, nên chọn những sản phẩm sơn chất lượng, mua tại những đơn vị uy tín để được tư vấn và cung cấp sản phẩm sơn tốt – hợp nhất.
Lưu ý khi sử dụng sơn nội thất chống nấm mốc

Tham Khảo Các Sản Phẩm Sơn Chống nấm Mốc Trên Thị Trường

Thị trường sơn hiện nay rất đa dạng với nhiều chủng loại, có rất nhiều thương hiệu sơn lớn nhỏ. Trong đó, không thể bỏ qua các hãng uy tín như Jison, Dulux, Jotun,… với nhiều dòng sơn chống nấm mốc chất lượng.

Yêu cầu chung của một sản phẩm sơn chống nấm mốc tốt gồm:

  • Có độ phủ, độ kết dính cao, giúp bịt kín các kẽ hở trên tường (đây là một trong những nguyên nhân khiến tường bị thấm nước, hình thành nấm mốc).
  • Chống ẩm, chống tình trạng nấm mốc, rong rêu.
  • Lên màu bền đẹp, không loang lổ, đảm bảo độ thẩm mỹ.
  • Ngăn chặn được sự hình thành và phát triển của vi khuẩn.
  • Có thể chùi rửa, vệ sinh dễ dàng.
  • An toàn với sức khỏe người dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *