Thi công sơn nhà ngoài trời là giai đoạn vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ tổng quan của căn nhà. Tuy nhiên, ngoài yếu tố thẩm mỹ thì quy trình thực hiện sơn nước ngoài trời đúng cách cũng rất cần được quan tâm. Nếu quy trình sơn nhà không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến nguy cơ dẫn đến hiện tượng thấm dột, nấm mốc, lâu ngày khiến căn nhà nhanh chóng xuống cấp.
Để giải quyết vấn đề này một cách thuận lợi nhất, bạn hãy tham khảo bài viết về quy trình sơn nước ngoài trời đúng chuẩn kỹ thuật và bền đẹp dưới đây.
Thi công sơn nước ngoài trời có tác dụng gì?
Tránh tác động của ánh nắng
Chuyên gia xây dựng luôn khuyến khích chủ nhà sử dụng sơn nước ngoài trời bởi nó có khả năng chống tia các tia có hại từ mặt trời như UV và độ bền lớn. Ngoài ra, loại sơn này còn giúp cho các ngôi nhà giảm được việc hấp thụ nhiệt, tiết kiệm điện năng khi sử dụng thiết bị có chức năng làm mát.
Chống chọi được nước mưa
Sơn nước ngoài trời có các thành phần nhựa cao nên sở hữu những liên kết vững chắc có khả năng chống lại được hàng triệu lít nước mưa. Nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng ẩm nên luôn là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi và phát triển. Hiện tượng này gây mất thẩm mỹ và còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
Sơn nước ngoài trời có khả năng kháng bụi bẩn độc hại
Sơn nước ngoài trời cao cấp có khả năng ít bám bụi, dễ bị trôi sạch sau khi mưa. Vậy nên đây được xem là một cách khá đơn giản để giúp cho ngôi nhà của bạn luôn bền đẹp như mới.
Quy trình thi công sơn nước ngoài trời bền đẹp
Bước 1: Đánh giá về công trình
- Quan sát xem ngôi nhà của bjan có mấy mặt tiếp xúc với không gian để sử dụng sơn chống thấm hay sơn màu.
- Kiểm tra sơ bộ tổng quan chất lượng xây dựng xem thợ xây dựng có làm tốt vấn đề trát chít như: Bề mặt tường có lồi lõm nhiều không? Cát xoa trát có đảm bảo yêu cầu (về độ mịn, hạt nhỏ đảm bảo, không lẫn các tạp chất bẩn) kỹ thuật không? Nếu phát hiện thì đề nghị chủ nhà hoặc chủ thầu phải xử lý kịp thời loại bỏ các chất bẩn và trát chít lại những chỗ lõm sâu, mài những chỗ lồi ra cho bằng phẳng.
- Kiểm tra tường nhà có bị ngấm nước không? Tìm, phát hiện ra và xử lý nguồn rò rỉ nước và kết hợp sử dụng các vật liệu chống thấm chuyên dụng.
- Chỉ thi công sơn khi thời tiết khô ráo, tuyệt đối không thi công trong khi thời tiết không đảm bảo như: Mưa, bão gió, thời tiết nồm quá ẩm.
Bước 3: Thực hiện sơn chống thấm
Đối với thi công sơn nhà ngoài trời, thì công đoạn thi công chống thấm là vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua. Tường ngoài trời tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, do vậy nếu không được chống thấm một cách cẩn thận sẽ xảy ra hiện tượng thấm dột sau một thời gian sử dụng.
- Chống thấm pha xi măng: Sơn chống thấm xi măng hay còn gọi là chất chống thấm trộn xi măng là loại chất chống thấm pha của hỗi hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan là các gốc kỵ nước có khả năng làm xảy ra phản ứng đóng rắn với xi măng.
- Chống thấm màu: Sơn chống thấm màu là những sản phẩm sơn không cần pha thêm thành phần xi măng, có màu sắc khá đa dạng. Dùng để ngăn chặn sự thấm nước từ bên ngoài vào, bảo vệ tường nhà bạn có khả tránh được sự thấm dột, từ đó tăng tuổi thọ trung bình cho công trình.
Bước 4: Thi công bột trét (Mattit) nếu cần
Sử dụng bột trét sẽ làm phẳng lì bề mặt tường, giúp lớp sơn phủ trở nên đẹp hơn. Ngoài ra, bột trét còn làm giảm chi phí thi công mua sơn tường của bạn, vì lượng sơn sử dụng sẽ ít hơn khi bạn dùng bột trét.
Bước 5: Thi công sơn lót kháng kiềm
Ngoài việc sơn lót giúp tăng được độ bám dính và kết nối giữa các lớp sơn thì còn có thêm các công dụng sau:
- Chống lại các tác động trực tiếp từ môi trường thiên nhiên như mưa, nắng, hơi ẩm, hóa chất… lên lớp sơn phủ ở tường từ đó giúp cho sơn bền màu hơn.
- Chống kiềm, chống thẩm thấu, chống xâm thực,…
Bước 6: Thi công lớp sơn phủ
Đây là công đoạn cuối cùng có tác dụng bảo vệ và trang trí ngôi nhà. Tùy theo sở thích mỗi gia chủ có thể lựa chọn các màu sơn phù hợp.